Sơn tĩnh điện bao gồm sơn tĩnh điện bột và sơn tĩnh điện nước. Sự khác biệt chính giữa một sơn lỏng thông thường và một lớp phủ sơn tĩnh điện là sơn không đòi hỏi một dung môi để giữ cho các chất kết dính và phụ phần trong một dạng lỏng.
> Sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm của hệ thống sơn tĩnh điện?
> Lắp đặt hệ thống xử lý hóa chất tự động
Các lớp phủ thường sử dụng tĩnh điện và sau đó được nung nóng qua lò sấy với nhiệt độ cao từ 180 cho đến 200 độ C để cho phép nó chảy và tạo thành một “lớp phủ” bám dính hoàn toàn lên bề mặt của sản phẩm.
Ngoài ra trong sơn tĩnh điện để có thể giúp sản phẩm bám dính sơn hơn nữa thì cần có giai đoạn photphat hóa bề mặt sản phẩm tăng diện tích bám dính.
Lớp phủ sơn tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm có khả năng chống sứt mẻ, trầy xước và ăn mòn. Đặc điểm của sơn tĩnh điện là sử dụng chủ yếu cho lớp phủ kim loại, chẳng hạn như “đồ điện gia dụng”, ô tô, xe tải và phụ tùng xe gắn máy.
Lợi thế của lớp phủ sơn tĩnh điện so với sơn phủ chất lỏng thông thường
1. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi tỏa ra bằng không hoặc gần bằng không.
2. Sơn tĩnh điện có thể sản xuất lớp phủ dày hơn nhiều so với lớp phủ chất lỏng thông thường.
3. Dây chuyền sản xuất sơn tĩnh điện tạo ra chất thải ít độc hại , ảnh hưởng ít tới nhân viên và môi trường xung quanh
4. Các hiệu ứng đặc biệt được thực hiện dễ dàng mà các quy trình sơn khác không đạt được.
5. Lựa chọn màu sắc không giới hạn với độ cao và thấp độ bóng, kim loại và lớp phủ có sẵn.