Với từng vật liệu kim loại thì cũng có từng cách xử lý bề mặt khác nhau, kim loại sắt và nhôm là hai vật liệu thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên nhôm tuy là kim loại nhưng có đặc tính hóa học rất khác với sắt, nên việc xử lý bề mặt sẽ có sự khác biệt. Vậy đâu là sự khác biệt của nhôm và sắt, hãy cùng An Khanh Co.,Ltd tìm hiểu nhé:
> Xử lý bề hóa chất cho bề mặt sản phẩm trước khi sơn tĩnh điện
> Quy trình vận hành hệ thống sơn tĩnh điện
Khi nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ thấy nhôm thực sự khó rỉ ( nếu so với sắt ), nhưng nếu bạn là một người có am hiểu về các đặc tính vật lý cơ bản của kim loại, bạn sẽ thấy nhôm dễ rỉ hơn sắt rất nhiều. Chỉ có điều, khi nhôm bị rỉ, bề mặt nhôm không xuất hiện rỉ, sét, hay bề mặt sần sùi như sắt, mà khi rỉ, nhôm có bề mặt trơn , bóng láng.
Về bản chất, kim loại bị rỉ là do bề mặt xuất hiện lớp oxit kim loại do tiếp xúc lâu ngày với hơi ẩm và oxy . Tác dụng của không khí và hơi ẩm với kim loại cũng giống như bị muỗi chích. Khi sắt bị rỉ sẽ tạo ra một lớp oxit sắt, tuy nhiên lớp oxit sắt này khá mỏng, khí oxy có thể vượt qua lớp oxit này và tiếp tục gây rỉ. Còn nhôm thì khác, khi rỉ cũng tạo ra một lớp oxit nhôm, lớp oxit này dày và bám chắc vào bề mặt nhôm nên giảm sự ăn mòn kim loại từ oxy, tương tự như một tấm mùng chống muỗi, không cho chúng xâm nhập vào để hút máu.
Tuy nhiên, lớp màng oxit nhôm rất nhạy cảm với axit và dung dịch có chất kiềm, vì thế những vật liệu làm từ nhôm chỉ có thể làm những công việc như đun nước, nấu nướng,… không thể dùng để chứa đựng các chất, vật liệu có tính chất axit và kiềm.
Nhôm thường mang vẻ đẹp bóng láng, nên mọi người thường sử dụng các vật liệu như rơm rạ, hoặc cát để đánh bóng nhôm. Tuy nhiên, nếu bạn dùng cát để đánh bóng sẽ tạo ma sát làm mất lớp oxit nhôm bảo vệ bề mặt. Còn với cây cỏ, khi đánh bóng sẽ tạo ra các chất có tính kiềm , chất rất nhạy cảm với nhôm , có thể phản ứng hòa tan với lớp oxit nhôm. Với những cách trên, bề mặt nhôm vẫn sẽ được đánh bóng tốt, nhưng không thể kéo dài được lâu, sẽ lại xuất hiện lớp oxit nhôm bảo vệ, và cứ thế nhôm sẽ bị phủ bề mặt mờ xám và mờ đục. Sau một thời gian, bề mặt nhôm sẽ mòn nhanh và cho thời gian sử dụng giảm đi rất nhanh.
Để xử lý bề mặt nhôm đúng cách, bạn có thể xử lý bề mặt nhôm bằng dung dịch natri sunfat (20%) hoặc dung dịch axit nitric (10%) , đây là hai dung dịch có tác dụng tăng độ dày cho lớp oxit nhôm ( lớp oxit nhôm rất mỏng, chỉ khoảng 0,0001mm ), giúp tăng độ bền, thời gian sử dụng cho nhôm và nhôm thường có màu trắng xám và vàng.