Quy trình phun sơn tĩnh điện đối với cửa thép
Quy trình phun sơn tĩnh điện đối với cửa thép chống cháy và cửa thép vân gỗ được thực hiện qua từng khâu, hết sức bài bản, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng phải có được chất lượng tốt nhất:
- Bước thứ nhất, xử lý bề mặt: Vật được sơn được xử lý bề mặt trước khi sơn bằng cách: Tẩy dầu, tẩy gỉ, định hình, phosphat kẽm.
- Bước thứ hai, hấp khô vật được sơn sau khi xử lý bề mặt.
- Bước thứ ba, phun sơn: Bộ điều khiển trên súng phun sơn giúp có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật được sơn.
- Bước thứ bốn, sấy: Vật được sơn sau khi sơn sẽ được đưa vào buồng sấy. Tại giai đoạn này, tùy theo chủng loại, thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy từ khoảng 150oC – 190oC, thời gian sấy trong vòng 10 – 15 phút).
- Cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
Trên thực tế, có 2 loại sơn tĩnh điện:
Sơn tĩnh điện một màu:
Được sử dụng đối với cửa thép chống cháy. Màu sơn thường được sử dụng là những màu đơn sắc như ghi sáng sần, trắng sần, ghi bóng, đen mờ, vàng kem…
Sơn tĩnh điện vân gỗ:
Được sử dụng đối với cửa thép vân gỗ. Ưu điểm là tính thẩm mỹ cao. Màu sơn được tạo thành là những màu vân gỗ y như thật, từ tông màu trầm tối cho đến những tông màu sáng, phù hợp với gu thẩm mỹ của từng đối tượng người dùng.
Ưu – nhược điểm của sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép
Ưu điểm :
- Tính kinh tế:
+ Sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép khiến bột dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại, do đó đến 99% sơn được sử dụng triệt để, không bị hao mòn trong quá trình sản xuất.
+ Mặt khác, công nghệ này không đòi hỏi phải sơn lót (tiết kiệm chi phí), có thể làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu, tối ưu thời gian hoàn thiện sản phẩm.
+ Việc tiết kiệm các chi phí vật tư và vận hành giúp giảm tối đa các chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm, khiến cho sản phẩm cuối cùng đến tay người dùng có chất lượng tốt với mức giá tốt nhất.
- Về độ bền:
+ Cửa thép áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện khiến cho cho tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, độ bóng cao, giúp tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm.
+ Nhờ khả năng chống ôxy hóa, chống ăn mòn cực tốt nên cửa thép được sơn tĩnh điện có khả năng chống chịu tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết so với các dòng cửa thông thường.
- Tính thẩm mỹ:
+ Cửa thép sơn tĩnh điện có độ bóng cao, bền màu. Đặc biệt, với cửa thép vân gỗ đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, lớp vân gỗ bên ngoài giống y như vân gỗ thật, đảm bảo có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
- Chu trình khép kín, tự động
+ Quy trình sơn tĩnh điện được tự động hóa và khép kín, có thể dễ dàng vệ sinh khi sơn bám trên người hoặc các thiết bị khác mà không cần sử dụng bất cứ loại dung môi nào như khi sử dụng sơn nước.
Nhược điểm :
– Với sơn tĩnh điện 1 màu (cửa thép chống cháy):
+ Cửa thép sơn tĩnh điện có độ bám dính rất cao nên rất khó bị trầy xước. Tuy nhiên, trong trường hợp do có tác động mạnh về lực, do bị vật nhọn rạch lên bề mặt của sản phẩm thì cửa vẫn có khả năng bị trầy xước, tuy vết xước không sâu.
+ Khi đã bị trầy xước, cách khắc phục nhanh nhất là khắc phục bằng cách quét sơn dầu tại chỗ, song màu sắc tối đa chỉ có thể giống được tới 80-90% so với màu sắc cũ của sản phẩm.
– Với sơn tĩnh điện vân gỗ:
+ Trong trường hợp bị trầy xước thì có thể sơn dầu màu đỏ gỗ hoặc màu tương ứng lên các vết xước để khắc phục. Tuy nhiên, trường hợp này rất hạn chế. Trên thực tế, hầu hết những công trình cửa thép vân gỗ GALAXY đã lắp đặt được đến 6, 7 năm vẫn bền màu như mới.
+ Không sơn được những chi tiết quá lớn (rất ít gặp) có độ dài chi tiết hơn 7m (trường hợp này hầu như không gặp, do chiều rộng hay chiều tối đa của cửa thép vân gỗ không bao giờ lên tới 7m).
—> XEM THÊM : Hệ thống sơn tĩnh điện An Khanh có thể sơn được những loại vật liệu nào?